Tăng cường phòng, chống bệnh cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp trong Khu du lịch quốc gia Côn Đảo

Thứ hai - 24/02/2025 09:10
Thời điểm hiện nay, đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông xuân với điều kiện khí hậu gió mùa, nồm ẩm, thuận lợi cho các mầm bệnh lây truyền qua đường hô hấp phát triển dẫn đến nguy cơ gia tăng số mắc như cúm mùa, sởi, sốt phát ban... Bên cạnh đó, thời gian này cũng là mùa lễ hội đầu năm, nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; thường xuyên xảy ra việc tập trung đông người tại các địa điểm du lịch, vui chơi, giải trí và các khu vực công cộng, làm gia tăng nguy cơ lây nhiễm.
Để chủ động công tác phòng, chống bệnh cúm mùa, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp theo khuyến cáo của ngành y tế, Ban quản lý Khu du lịch quốc gia Côn Đảo thông tin về cách nhận biết, các biến chứng và một số biện pháp phòng bệnh cúm và sởi như sau:
 
12 2 25 benh cum

Cúm là bệnh nhiễm vi rút cấp tính đường hô hấp với các biểu hiện sốt, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, sổ mũi, đau họng và ho. Ho thường nặng và kéo dài. Có thể kèm theo các triệu chứng đường tiêu hóa như buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đặc biệt ở trẻ em, người già và người bị suy giảm miễn dịch. Bệnh cúm có khả năng lây nhiễm rất cao và nhanh, có thể gây thành dịch và đại dịch.
 
Bệnh lây lan qua đường hô hấp, thông qua giọt nhỏ nước bọt hay dịch tiết mũi họng của bệnh nhân có chứa vi rút cúm khi người bệnh ho, hắt hơi. Vi rút cúm xâm nhập vào cơ thể bằng đường mũi họng. Tỷ lệ lây lan càng mạnh khi có sự tiếp xúc trực tiếp và mật thiết với nguồn bệnh, đặc biệt ở nơi tập trung đông người như trường học, nhà trẻ. Trong điều kiện thời tiết lạnh và ẩm thấp, tế bào đường hô hấp của người dễ bị tổn thương, làm tăng nguy cơ lây nhiễm với bệnh.
 
Vi rút cúm dễ bị tiêu diệt bởi ánh sáng mặt trời, ở nhiệt độ 560C và các chất khử trùng thông thường. Tuy nhiên, vi rút này có thể tồn tại hàng giờ ở ngoại cảnh, đặc biệt khi thời tiết lạnh và nhiệt độ ẩm thấp.

Thông thường bệnh cúm có diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng 2-7 ngày. Ở trẻ em và người lớn tuổi, người mắc bệnh mạn tính về tim phổi, thận, người có bệnh chuyển hóa, thiếu máu hoặc bị suy giảm miễn dịch, cúm có thể gây ra các biến chứng trầm trọng hơn như viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi, viêm não và có thể dẫn đến tử vong.
 
Để phòng bệnh Cúm, Bộ Y tế khuyến cáo:
 
1. Đảm bảo vệ sinh cá nhân, che miệng khi ho, hắt hơi; thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch; vệ sinh mũi, họng hàng ngày bằng nước muối.
 
2. Giữ ấm cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng cao thể trạng.
 
3. Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm.
 
4. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh khi không cần thiết; Sử dụng khẩu trang y tế khi cần thiết.
 
5. Người dân không tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc kháng vi rút (như thuốc Tamiflu) mà cần phải theo hướng dẫn và có chỉ định của thầy thuốc.
 
6. Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời.

4 9 24 benh soi

Sởi là bệnh truyền nhiễm gây dịch, lây qua đường hô hấp do vi rút Sởi gây nên. Bệnh lan truyền nhanh chóng qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với các giọt nước bắn ra từ mũi hoặc miệng của người bệnh khi họ ho hoặc hắt hơi, cũng như qua
tiếp xúc với các bề mặt mà vi rút đã lưu lại. Tất cả những người chưa có miễn dịch với Sởi đều có nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là trẻ em dưới 5 tuổi.
 
Người mắc Sởi có biểu hiện đặc trưng là sốt, viêm long đường hô hấp, viêm kết mạc mắt, phát ban. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nhân dễ gặp các biến chứng như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc, tiêu chảy.... và có
thể gây tử vong.
 
Bệnh Sởi chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, do đó để chủ động phòng bệnh, ngành Y tế khuyến cáo người dân cần thực hiện các biện pháp sau:
 
1. Đưa trẻ đi tiêm phòng bệnh Sởi ngay từ khi trẻ đủ 9 tháng tuổi và tiêm nhắc lại Sởi mũi 2 + Rubella khi trẻ đủ 18 tháng tuổi theo chương trình tiêm chủng mở rộng Quốc gia tại các trạm y tế.
 
2. Thường xuyên áp dụng các biện pháp dự phòng chung như: Đeo khẩu trang khi đến nơi đông người; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng nhất là khi chăm sóc trẻ; súc miệng, họng bằng nước súc miệng; tránh đưa tay lên mắt, mũi, miệng; che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi; thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, vệ sinh cá nhân; đảm bảo dinh dưỡng hợp lý.
 
3. Không tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi mắc bệnh Sởi.
 
4. Khi phát hiện có các dấu hiệu sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần đến ngay các cơ sở y tế để kịp thời khám, điều trị phòng các biến chứng và diễn biến nặng của bệnh Sởi.

Tác giả bài: nguyenthanh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
SỔ TAY GIẢM NHỰA DU LỊCH CÔN ĐẢO
Cuốn sổ tay hướng dẫn giảm nhựa với thông tin liên quan về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng các sản phẩm từ nhựa một cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập90
  • Hôm nay19,429
  • Tổng truy cập53,498,665
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây