Khuyến cáo phòng chống ngộ độc thực phẩm do ngộ độc CÁ CHÌNH BIỂN
Thứ tư - 05/04/2023 08:14
Ngộ độc hải sản nói chung và cá biển nói riêng thường xuyên xảy ra tại tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước, đặc biệt là những vùng ven biển.
Ngày 19/4, tại bệnh viện Bà Rịa có tiếp nhận 7 bệnh nhân với các triệu chứng nghi ngờ ngộ độc thực phẩm do ăn cá chình.
Theo báo cáo số 32/BC-ATTP ngày 23/4/2021của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm về việc báo cáo kết quả điều tra vụ ngộ độc thực phẩm tại huyện Long Điền Ngày 18/4 gia đình ông Sơn tại huyện Long Điền được tặng 1 con cá Chình bông nặng khoảng 5kg, ông Sơn mang cá sang nhà ông Khởi cũng ở huyện Long Điền tổ chức mời bạn bè đến ăn uống vào lúc 19h cùng ngày với 2 món ăn là thịt cá chình nướng và lẩu (món lẩu bao gồm đầu cá, bộ lòng, gan và trứng cá). Sau khi ăn xong khoảng 2 giờ, có 7 người bắt đầu xuất hiện triệu chứng tê lưỡi, tê miệng, sau đó xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn, tiêu chảy. Khoảng từ 4 giờ đến 6 giờ ngày 19/4/2021 gia đình đưa người bệnh vào bệnh viện Bà Rịa cấp cứu. Bước đầu xác định bệnh nhân bị ngộ độc là do ăn chung món lẩu với lòng, gan và trứng cá. Theo tài liệu nghiên cứu của các chuyên gia, các bệnh nhân ngộ độc do ăn lòng, gan, trứng cá chình, nguyên nhân là do cá chình biển thường ăn tảo benthic dinoflagelltes, hoặc rong biển ở tầng đáy và các rạn san hô, hoặc ăn cá khác ăn tảo sản sinh độc tố. Giống tảo này có chứa chất cigutera rất độc, độc tố này có độc tố cao nhất trong các cơ quan nội tạng và sinh sản của nó. Khi con người ăn cá có độc tố này, sau 2 đến 4 giờ, người bệnh sẽ xuất hiện triệu chứng tê lưỡi, tê tay, chân, nôn, tiêu chảy.
Cuốn sổ tay hướng dẫn giảm nhựa với thông tin liên quan về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng các sản phẩm từ nhựa một cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn.