Rùa biển tại Côn Đảo là sản phẩm đặc trưng của địa phương

Thứ ba - 17/11/2020 13:39

Đặc tính của loài rùa là sinh sản vào ban đêm, do đó để tận mắt chứng kiến rùa biển lên đẻ trứng, du khách phải tham quan vào ban đêm, từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm tập trung nhiều nhất từ tháng 6 đến tháng 9.

                     
Hòn Bảy Cạnh là hòn đảo thuộc khu vực bảo tồn của Vườn quốc gia Côn Đảo có số lượng rùa biển lên đẻ hàng năm lớn nhất. Khách du lịch mua vé vào vườn tham quan rùa đẻ trứng, từ đảo lớn chạy ca nô (phương tiện thủy nội địa) khoảng 45 phút là đến địa điểm. Đây là hòn đảo có khu rừng ngập mặn được Tổ chức Công ước thế giới công nhận là khu Ramsar. Tại đây có nhân viên Kiểm lâm ở lại trên đảo để bảo vệ giữ rừng, bảo tồn loài rùa biển, phục vụ khách du lịch tham quan sinh thái. Bãi Cát Lớn trên hòn Bảy Cạnh là một trong 14 bãi đẻ trứng của rùa biển Côn Đảo, đồng thời là điểm có lượng rùa lên đẻ trứng nhiều nhất. Hòn Bảy cạnh là một trong 16 hòn đảo mà du khách có thể tận mắt nhìn thấy gà rừng, sóc mun, bướm đủ sắc... Bao phủ xung quanh là rừng ngập mặn với diện tích khoảng 5,1 ha, với 24 loài thực vật ngập mặn, chủ yếu là đước đôi, vẹt trụ, vẹt dù, dà vôi, su ổi, bàng phi…Mùa sinh sản của rùa biển là khoảng tháng 4 đến tháng 10 nhưng cao điểm là tháng 6 đến tháng 9 hàng năm. Du khách có thể đến đây hoặc ở lại qua đêm để xem rùa đẻ trứng.

10 26 2020 5 14 39 pm
                                                               Hòn bảy cạnh Côn Đảo 
img 20200419 160022


Hàng đêm Rùa mẹ lên bãi biển chọn một khu vực cát mịn gần các lùm cây, dùng hai vây trước đào tổ sâu khoảng 60 - 80cm, bề rộng tùy thuộc vào kích cở con mẹ và bắt đầu đẻ trứng. Dùng đèn pin sáng nhẹ, du khách sẽ được thấy từng quả trứng rùa tròn và trắng như bóng bàn rơi xuống lỗ. Sau khi đẻ xong rùa mẹ lấp tổ trứng lại nhằm để xóa dấu vết và ngụy trang cho tổ trứng của mình đồng thời đảm bảo độ ẩm. Nhằm đảm bảo tỷ lệ, bảo toàn số lượng trứng nở cao không bị nước biển ngập úng nhân viên kiểm lâm lấy trứng đem về khu ấp trứng trên cao để bảo tồn rùa biển. Khi đưa về, một nửa số trứng sẽ được cho vào hồ có nhiều ánh sáng, nửa còn lại cho vào hồ ấp được phủ tấm lưới chống nắng bên trên. Việc này chính là để cân bằng “giới tính” cho rùa con khi nở, bởi rùa biển có thể điều chỉnh được đực - cái nhờ tác động của ánh sáng và nhiệt độ khi ấp. Khoảng 45 – 60 ngày sau khi đưa về tổ ấp trứng sẽ nở thành rùa con.
20201118 171413

                                                                  Rùa con sau khi nở được bỏ vào sọt 
20201118 171311
                                 Rùa con được thả về biển - tại bãi cát Hòn Bảy cạnh Côn Đảo 
Trong khi du khách tham quan hồ ấp trứng, có thể sẽ thấy rùa con được ấp từ thời gian trước nở. khách du lịch sẽ được nhìn thấy từng con rùa đang cố chui ra khỏi vỏ trứng và chen nhau leo lên miệng tổ ấp để bò về phía biển. Nhân viên kiểm lâm sẽ cho rùa con vào giỏ và đưa xuống bờ cát khi con nước cao và mặt trời chưa gắt, du khách sẽ được chứng kiến hàng trăm, hàng ngàn rùa con chập chững tự bò xuống biển trong quãng đường chỉ cỡ vài chục mét. Trước khi rùa con hòa mình vào biển vẫn kịp quay đầu lại ghi nhận hình ảnh về nơi chúng sinh ra, để khi trưởng thành (khoảng 30 năm sau), rùa biển sẽ quay lại chính nơi chào đời để đẻ trứng.

Với tỉ lệ sống sót 1/1000, rùa biển được đưa vào sách đỏ Việt Nam cũng như trên toàn thế giới để bảo tồn. Côn Đảo là một trong những địa điểm được khách du lịch trong nước và quốc tế đến tham quan và tham gia chương trình bảo tồn rùa biển này.
 

Nguồn tin: Hải Nhân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Tin xem nhiều
SỔ TAY GIẢM NHỰA DU LỊCH CÔN ĐẢO
Cuốn sổ tay hướng dẫn giảm nhựa với thông tin liên quan về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng các sản phẩm từ nhựa một cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay14,088
  • Tổng truy cập22,469,590
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây