Cầu Ma Thiên Lãnh xây dựng năm 1930. Thực dân Pháp mở con đường từ ngã ba Núi Chúa qua Bãi Ông Đụng nhằm khai thác cây gỗ, đá phục vụ công việc xây dựng trại giam, các công sở…và lập nên những trạm kiểm soát đề phòng tù nhân vượt ngục. Tù nhân làm khổ sai ở đây, do địa thế cheo leo hiếm trở, ăn uống thiếu thốn đói khát, nước suối lại rất độc, bị đá đè cây đổ, lao dịch nặng nhọc quá sức,cai ngục trật tự đánh đập, hối thúc... Mới xây dựng xong 2 mố cầu đã có 356 người chết (đây chỉ là con số ước lệ do người tù nhẫm tính). Cái tên Ma Thiên Lãnh để gọi cho 2 mố cầu xây dang dở bằng máu xương của hàng trăm tù nhân. Từ đó người tù mới lấy tên ngọn núi Ma thiên Lãnh ở Triều Tiên với địa thế hiểm ác, khó lên xuống, phỏng theo truyện Tàu “Tiết Nhân Quý Chinh Đông” đặt tên cho cây cầu này. Thời ấy, để tố cáo chế độ thực dân Pháp đày ải tù nhân làm khổ sai cực kỳ dã man, tù nhân còn sáng tác bài hát “Cầu Ma Thiên Lãnh” Ai bước qua, ai bước qua cầu Ma thiên lãnh, Hãy dừng chân ngắm cảnh quốc hờn. Do quân thù tàn bạo gây nên. Ai đã trông mà lòng không hờn, Ai nghe đến mà lòng không căm giặc Pháp. Quân Pháp kia, quân Pháp kia là lòai tham tàn, Gây oán thù vạn thưở khôn nguôi, Mau dứng lên, mau dứng lên người dân yêu nước, Giết thù chung dắt dìu giống nòi Ra khỏi cảnh bùng lầy điêu linh Bao máu xương, bao máu xương trong lao tù còn gây oán hờn, gây mối thù vạn thưở khôn nguôi. Cách mạng tháng 8/1945 thành công, công trình bị bỏ dở cho đến ngày nay. Ngày 29/4/1979, di tích Cầu Ma Thiên Lãnh đã được Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định số 54-VHTT.QĐ đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ký Quyết định số 548/QĐ-TTg xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Cuốn sổ tay hướng dẫn giảm nhựa với thông tin liên quan về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng các sản phẩm từ nhựa một cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn.