Chuồng Cọp là tên gọi mà tù nhân đặt cho khu kỷ luật, xây dựng năm 1940. Diện tích: 5.477m2, gồm 2 khu, mỗi khu có 60 phòng, phía trên có dàn song sắt kiên cố và có hành lang để gác ngục kiểm soát người tù. Đối diện có 60 phòng không có mái che được bố trí làm 4 dãy, đan xen 2 dãy Chuồng Cọp được gọi là “Phòng tắm nắng”. Chuồng Cọp không có cổng chính, chỉ có lối nhỏ thông sang Banh III phụ (trại Phú Tường) và Banh III (trại Phú Thọ). Các lối đi này thường được kịp thời che dấu khi hay tin có một đoàn khách lạ đến Côn Đảo. Năm 1962-1963, Mỹ ngụy cho xây thêm Trại 5 che chắn phía trước và cũng có lối nhỏ thông sang Chuồng Cọp. Thường là tù nhân bị đánh đập ngất xỉu khi đưa vào Chuồng Cọp, hoặc chuyển tù nhân từ một trại giam vào một Chuồng Cọp thì gác ngục dùng dùi cui ấn trên đầu người tù, buộc phải lầm lũi bước đi không được ngó qua lại hay ngước nhìn nơi khác. Điều này đã làm cho người tù bị mất phương hướng, không xác định mình bị giam ở trại nào. Tại Chuồng Cọp, tù nhân không một lúc nào được yên, bất cứ lúc nào cũng có những cặp mắt soi mói của cai ngục, bất cứ lúc nào họ cũng có thể bị đánh, bị rải vôi bột... Song Chuồng Cọp là linh hồn trong cuộc đấu tranh bảo vệ khí tiết của tù chính trị Côn Đảo, gắn liền với chiến công phong trào chống ly khai và chống chào cờ, gắn liền với tên tuổi “Ông già chuồng cọp”. Cao Văn Ngọc, Lưu Chí Hiếu, và năm ngôi sao toàn thắng Nguyễn Đức Thuận, Phan Trọng Bình, Phạm Quốc Sắc, Nguyễn Minh, Lê Văn Một và nhiều tấm gương kiên trung, buất khuất bảo vệ khí tiết tại Chuồng Cọp. Năm 1969, ngụy quyền Sài gòn đày ra 342 nữ tù và 2 cháu bé giam tại Chuồng cọp Côn Đảo. Lợi dụng đặc điểm sinh lý của phụ nữ để đày ải, nhiều lần gác ngục đàn áp bằng vôi bột và cây sào nhọn bịt đồng… Hình phạt tồi tệ nhất là không cho nước tắm rửa, không cho thùng vệ sinh… Bất chấp nội quy nữ tù đã liên tiếp đấu tranh từ thấp đến cao… Có thể nói cuối năm 1969 đến đầu năm 1970 nữ tù Chuồng Cọp Côn Đảo là ngọn cờ hiệu triệu dũng cảm nhất, kiên quyết nhất làm cho địch phải khiếp sợ, góp phần động viên cho toàn đảo. Năm 1970, từ Chuồng Cọp 5 sinh viên học sinh đã được trả về Sài Gòn, họ đã tố cáo chế độ Chuồng Cọp Côn Đảo. Tháng 7/1970 đoàn dân biểu Mỹ do TomHarsKins làm trưởng đoàn cùng nhà báo Donlux ra Côn Đảo, phát hiện Chuồng Cọp và tận mắt chứng kiến cảnh tù nhân bị đày đọa, hành hạ cấm cố ở đây. Trong đó có những phụ nữ, những sinh viên học sinh còn rất trẻ, có cả nhà sư và một cụ bà 60 tuổi bị mù cả hai mắt… Trung tuần 7/1970 tin: “Chuồng Cọp Côn Sơn đã đượcphanh phui…” được đăng trên các báo trong và ngoài nước. Trước dư luận đó, buộc ngụy quyền Sài gòn phải phá bỏ Chuồng Cọp Côn Đảo. Chuồng Cọp do Thực dân Pháp xây nhưng Chuồng Cọp là chiến trường ác liệt, rùng rợn từng làm cho thế giới phẫn nộ chỉ thực sự bắt đầu từ các thủ đoạn tố cộng thời Mỹ - ngụy. Ngày 29/4/1979, di tích Chuồng Cọp Pháp đã được Bộ Văn hóa - Thông tin đã ra Quyết định số 54-VHTT.QĐ Đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia. Ngày 10/5/2012 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 548/QĐ-TTg xếp hạng là Di tích Quốc gia đặc biệt.
Cuốn sổ tay hướng dẫn giảm nhựa với thông tin liên quan về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng các sản phẩm từ nhựa một cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn.