Sôi nổi Hội thi đua bè truyền thống lần thứ XVIII tại Côn Đảo
Thứ năm - 02/05/2024 08:58
Lễ hội đua bè truyền thống huyện Côn Đảo lần thứ 18 năm 2024 được tổ chức trên Vịnh Côn Sơn, với sự tham dự của 16 đội thi, trong đó có 11 đội bè nam thi đấu ở cự li 2.000m và 5 đội bè nữ thi đấu ở cự li 1.200m.
Kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), 49 năm ngày giải phóng huyện Côn Đảo (1/5/1975 - 1/5/2024), ngày 30/4, huyện Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) đã tổ chức Lễ Hội đua bè lần thứ 18 năm 2024. Đây là một lễ hội truyền thống của địa phương nhằm góp phần gìn giữ phát huy giá trị lịch sử, giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của hàng nghìn người dân và du khách.
Đây không chỉ là hoạt động thi đấu thể thao đơn thuần, mà còn là hình thức tái hiện lại lịch sử đấu tranh bằng những cuộc “Kết bè vượt ngục” của các thế hệ tù nhân Côn Đảo năm xưa. Lễ Hội đua bè được tổ chức bài bản, chu đáo thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tới tham dự.
Lễ hội đua bè truyền thống huyện Côn Đảo lần thứ 18 năm 2024 được tổ chức trên Vịnh Côn Sơn, với sự tham dự của 16 đội thi, trong đó có 11 đội bè nam thi đấu ở cự li 2.000m và 5 đội bè nữ thi đấu ở cự li 1.200m.
Phát biểu tại Lễ hội đua bè truyền thống huyện Côn Đảo lần thứ 17 năm 2023, bà Nguyễn Thụy Nga, Phó Chủ tịch UBND huyện Côn Đảo cho biết, hơn một thế kỷ tồn tại của nhà tù Côn Đảo, đã có hàng trăm vụ nổi dậy, vượt ngục của tù nhân. Trong đó, ghi nhận rất nhiều cuộc kết bè vượt ngục của tù chính trị để trở về đất liền tìm đường tiếp tục hoạt động cách mạng.
Việc tái hiện lịch sử với Cuộc thi “Kết bè vượt ngục” thông qua môn thể thao “Đua bè” của nhân dân Côn Đảo ngày nay nhằm tôn vinh ý chí kiên cường, bất khuất, dũng cảm của những người tù Côn Đảo, không cam chịu số phận, quyết tâm vượt qua làn ranh “sinh-tử” với những cuộc vượt ngục, vượt sóng gió trùng dương để hướng về đất liền, hướng về cách mạng, tìm đường đấu tranh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
Các bè tham gia giải đều được làm từ chất liệu thô sơ, đơn giản, dễ kiếm như tre, nứa, xốp… với thiết kế gọn nhẹ, chắc chắn do chính các thành viên của các đội bè tự tay kết bè trong hội thi kết bè được tổ chức trước đó.
Sau phần khai mạc diễn ra trang nghiêm, lắng đọng với nghi thức tưởng niệm các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh trên mảnh đất Côn Đảo và lễ thả vòng hoa xuống biển, các đội bè tiến ra vạch xuất phát.
Cuộc thi đua bè luôn được nhân dân Côn Đảo nhiệt tình hưởng ứng, xem đó là môn thể thao truyền thống của địa phương, nhằm góp phần nâng cao nhận thức, giữ gìn phát huy truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau.
Do có sự chuẩn bị và tập luyện nghiêm túc, nên ngay sau lễ khai mạc, các đội bè tiến ra vạch xuất phát, rồi bắt đầu bước vào cuộc đua nhiều ý nghĩa.
Trên suốt chặng đua, các đội liên tục tăng tốc, bứt phá và bám đuổi nhau rất gay cấn, cống hiến cho khán giả những màn rượt đuổi kịch tính, hấp dẫn.
Tất cả những tay chèo tham gia hội đua bè Côn Đảo đều là những người không chuyên, mỗi người mỗi công việc, người là nông dân, người là ngư dân, người là công nhân hay những chiến sỹ thuộc các đơn vị LLVT, đặc biệt năm nay có số lượng đội nữ tham gia đua bè rất đông. Khi tham gia cuộc đua, tất cả họ đều thi đấu hết mình với những động tác khua mái chèo mạnh mẽ, dứt khoát, thể hiện quyết tâm cao.
Dưới biển là những cuộc dượt đuổi hấp dẫn, gay cấn. Còn trên bờ là không khí vui tươi, sôi động, phấn khích. Đông đảo người dân và du khách tập trung dọc đường biển Tôn Đức Thắng luôn reo hò, cổ vũ nhiệt tình cho các tay chèo, đặc biệt là thời điểm khi các đội bè gần về đến đích, không khí càng lúc càng tưng bừng, náo nhiệt, làm cho cuộc đua thực sự là một ngày hội lớn trên huyện Côn Đảo.
Cuốn sổ tay hướng dẫn giảm nhựa với thông tin liên quan về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng các sản phẩm từ nhựa một cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn.