Dinh chúa đảo (Dinh ông lớn, Dinh tỉnh trưởng…)

Thứ năm - 23/05/2019 14:36
Hình thành khoảng 1862 – 1876 cùng với các cơ sở hạ tầng trên đảo. Tổng diện tích 18.600m2, bao gồm: Nhà chính, nhà phụ và sân vườn…

Tại đây, 53 đời Chúa đảo trải qua 113 năm (1862-1975). Trong đó 92 thời thực dân Pháp có 39 chúa đảo và 12 năm thời đế quốc Mỹ có 14 chúa đảo đã sống và làm việc. Nơi đây, Chúa đảo Angdua đã bị tù nhân sát hại năm 1919. Là đầu não trung tâm của hệ thống nhà tù, tất cả bộ máy cai trị tù từ chúa đảo đến các quan chức trên tòan đảo đều dưới quyền điều khiển của Chúa đảo.

Dinh chúa đảo ở Côn Đảo

Dinh chúa đảo ở Côn Đảo

Tại đây chúng đã đề ra các chính sách, biện pháp hà khắc để đàn áp, tra rấn dã man đối với người tù. Ngày nay, căn nhà ấy được dùng làm nơi trưng bày tội ác của chúng.Trong số 53 đời Chúa đảo, có những tên mà sự tàn ác của chúng đồng nghĩa với chế độ giết người – nơi mệnh danh là “Địa ngục trần gian”, mà tên chúa đảo Andouard thời Pháp là một trong số đó.

Thời Mỹ – Ngụy, Nguyễn Văn Vệ là điển hình cho sự tàn bạo và thâm độc, mà sự kiện chuồng Cọp năm 1970 khi bị phơi bày đã làm chấn động cả thế giới với hình ảnh những người tù sặc sụa trong lớp vôi bột, bị.

Trước đây là nơi ở và làm việc của các đời chúa đảo, Nhà Chúa đảo thể hiện cuộc sống xa hoa của sự thống trị bên cạnh cuộc sống khổ ải, nghèo nàn của người tù. Trong khu vườn (Sở Rẫy Ông Lớn) thường xuyên có hàng chục tù nhân phải lao động khổ sai và phục dịch tất cả sinh họat, đến ăn, mặc ở… của Chúa đảo. Nhà Chúa đảo cũng là nơi thành lập Chính quyền Cách mạng đầu tiên ở Côn Đảo năm 1945 và ngày Côn Đảo hòan tòan giải phóng năm 1975.

Từ sau ngày giải phóng 01/5/1975, Dinh chúa đảo được sủ dụng làm Phòng trưng bày Khu di tích lịch sử Côn Đảo tới nay.

Di tích Dinh chúa đảo đã được, Bộ Văn Hóa – Thông Tin đã ra quyết định số 54-VHQĐ Đặc cách công nhận Khu di tích đặc biệt quan trọng của Quốc gia ngày 29/4/1979. Ngày 10/5/2012 Thủ Tướng chính phủ ra quyết định 548/ QĐTTg công nhận là Di tích Đặc biệt Quốc gia.

Dinh chúa đảo Nhà Chúa Đảo : xây dựng cuối TK XIX, là nơi ở và làm việc của 53 đời chúa đảo, (39 tên người Pháp, 14 tên người Việt Nam), nơi tập trung đầu não của bộ máy cai trị tù thời Pháp – Mỹ. Nhà Chúa đảo cũng là nơi xuất phát những mệnh lệnh, âm mưu thủ đoạn của địch nhằm đày ải, tiêu diệt tù nhân. Năm 1919, tên chúa đảo khét tiếng tàn bạo Anduara đã bị tù nhân trừng trị tại chính sào huyệt của hắn.

Dinh chúa đảo ở Côn Đảo

Dinh chúa đảo ở Côn Đảo

>> Xem chi tiết: Những địa điểm thu hút khách du lịch Côn Đảo

Di tích còn thể hiện cuộc sống xa hoa của địch bên cạnh cuộc sống nghèo nàn, hà khắc của tù nhân. Khuôn viên nhà chúa đảo trước đây được gọi là Sở rẫy Ông Lớn, thường xuyên có hàng chục tù nhân bị bắt lao động khổ sai phục vụ cho cuộc sống đế vương của các tên chúa đảo. Di tích là nơi ghi dấu sự kiện thành lập chính quyền cách mạng đầu tiên ở Côn Đảo năm 1945 và năm 1975.

Khu di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo với 113 năm tồn tại đã chứng kiến biết bao sự biến thiên, thăng trầm và những sự kiện bi tráng nhưng rất đỗi hào hùng của dân tộc ta trong cuộc đấu tranh chống thực dân, đế quốc xâm lược.

Sau giải phóng, Ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo đã sử dụng ngôi nhà làm phòng trưng bày gồm 04 chủ đề:

Chủ đề 1 : Côn Đảo – đất nước – con người

Chủ đề 2 : Côn Đảo – địa ngục trần gian

Chủ đề 3 : Côn Đảo – trường học đấu tranh cách mạng

Chủ đề 4 : Côn Đảo – di tích lịch sử cách mạng hiện nay và trong lòng người dân Việt Nam

Ngoài 4 chủ đề phòng trưng bày còn trưng bày một chuyên đề ảnh về Nhà tù Côn Đảo từ năm 1908 đến 1916.

Với tổng số gần 700 hiện vật, hình ảnh trưng bày cũng phần nào truyền tải đến công chúng về bằng chứng đích thực của những hy sinh mất mát, bằng chứng về về tội ác của thực dân và đế quốc đã gây ra cho các thế hệ người Việt Nam yêu nước và các chiến sỹ cách mạng trong nhà tù Côn Đảo.

Để có tài liệu hiện vật bổ sung cho kho hiện vật và phòng trưng bày, trong những năm qua Ban quản lý di tích lịch sử cách mạng Côn Đảo đã tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của các cấp, ngành, nhất là Ban liên lạc Cựu tù chính trị Côn Đảo trong cả nước và với nhiều hình thức sưu tầm khác nhau đã sưu tầm được một số lượng lớn tư liệu hiện vật có giá trị . Chỉ tính từ năm 2000 đến nay, đã sưu tầm được: 6.074 hồ sơ tù chính trị Côn Đảo qua các thời kỳ (trong đó có 4.774 hồ sơ có kèm ảnh chân dung); 266 hiện vật thể khối; 542 tư liệu ảnh và giấy.

Nguồn:  Tổng hợp

Nguồn tin:  Tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Tin xem nhiều
SỔ TAY GIẢM NHỰA DU LỊCH CÔN ĐẢO
Cuốn sổ tay hướng dẫn giảm nhựa với thông tin liên quan về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng các sản phẩm từ nhựa một cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Hôm nay19,877
  • Tổng truy cập22,103,992
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây