Đi du lịch nghỉ dưỡng mang lại sức khỏe là tiêu chí hàng đầu và ngày càng được nhiều khách hàng có điều kiện quan tâm, trở thành trào lưu mới hiện nay.
Sức khỏe chính là sự giàu có Năm 2015, tờ Vogue từng nói rằng sức khoẻ đang trở thành một biểu tượng mới của sự xa xỉ. Xu hướng đầu tư cho sức khoẻ, nhằm thay đổi cuộc sống hiện đại khiến khách hàng có điều kiện ngày càng hướng đến các chuẩn mực mới không chỉ trong đời sống, mà trong thói quen tiêu dùng, tập trung chủ yếu vào các trải nghiệm.
Du lịch nghỉ dưỡng mang lại sức khỏe. Ảnh minh họa.
Theo một nghiên cứu về du lịch chăm sóc sức khỏe năm 2018, nhiều du khách không còn quá mặn mà với những bữa tiệc trên bãi biển và tham gia các câu lạc bộ thâu đêm. Thay vào đó, họ chi tiền cho các hội nghị và chương trình nghỉ dưỡng kết hợp chăm sóc sức khỏe. Với mô hình du lịch này, du khách được thải độc, thanh lọc cơ thể với chế độ ăn uống riêng để trẻ hóa cơ thể. Thậm chí còn có các chuyên gia áp dụng liệu trình chăm sóc riêng biệt. Báo cáo của Global Wellness Institute (GWI) cho thấy, năm 2017, ngành Công nghiệp phong cách sống khỏe mạnh toàn cầu đạt giá trị 4.200 tỷ USD, riêng loại hình du lịch wellness đạt giá trị 639 tỷ USD và sẽ chạm mức 919 tỷ USD vào năm 2022. Trong vòng 5 năm qua, châu Á dẫn đầu về cả số lượng chuyến đi lẫn doanh thu du lịch wellness. Chỉ trong vòng 2 năm qua, số lượng chuyến đi đã tăng trưởng bứt phá, tăng đến 258 triệu chuyến mỗi năm. Hầu hết khu du lịch theo mô hình wellness đều được thiết kế để du khách có thể dành thời gian cho bản thân, khám phá thiên nhiên và tận hưởng sự cách biệt với cuộc sống thường ngày. Các spa với phương pháp trị liệu cũng được xây dựng trong khuôn viên khu du lịch để du khách có thể phục hồi sức lực, tìm được sự cân bằng trong tâm thức. Ông Mauro Gasparotti, Giám đốc Savills Hotels châu Á - Thái Bình Dương nhấn mạnh: “Với mong muốn khỏe hơn, trẻ hơn, đẹp hơn và có cuộc sống thoải mái hơn, nên xu hướng chăm sóc bản thân ngày càng nhiều hơn. Nhờ đó tốc độ tăng trưởng của du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe tăng trưởng gấp hai lần mức trung bình so với toàn ngành Du lịch nói chung”. Điểm đến chăm sóc sức khỏe nghỉ dưỡng Mặc dù chưa phát triển mạnh, song, du lịch kết hợp chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam đã bắt đầu hình thành. Việc gia tăng số lượng khách sạn cao cấp góp phần đưa hệ thống khách sạn Việt Nam ngang tầm các nước phát triển du lịch trong khu vực, là tiền đề tốt để phát triển loại hình wellness vốn phù hợp với đối tượng khách hàng có mức chi tiêu cao, có nhu cầu dịch vụ chuyên biệt, đặc thù.
Du lịch kết hợp nghỉ dưỡng. Ảnh minh họa.
Việt Nam còn có thế mạnh để phát triển loại hình wellness trong kinh doanh du lịch nhờ nhiều nguồn tài nguyên cây cỏ, thảo dược cho chữa bệnh, phục hồi sức khỏe; nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp phù hợp phát triển các khu vực thể thao, tập yoga, tập gym ngoài trời... đáp ứng được đối tượng khách hàng yêu thích các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bền vững. Đơn cử như Phú Quốc, lợi thế có bờ biển dài 150 km với nhiều bãi tắm đẹp, khí hậu nắng ấm quanh năm, vị trí địa lý thuận tiện, cùng với dòng vốn đầu tư mạnh mẽ đổ vào xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở lưu trú, vui chơi giải trí, Phú Quốc đang có cơ hội trỗi dậy trở thành điểm đến tầm cỡ thế giới, có thể cạnh tranh với Phuket và Bali để trở thành điểm đến đắt giá trong tương lai. Mới đây, Phú Quốc được CNN đưa vào danh sách những điểm đến du lịch tốt nhất châu Á năm 2019. Được biết, tại Phú Quốc sắp có một dự án với quy mô trên 200 ha, ôm trọn 1,5 km bờ biển Phú Quốc, tiên phong phát triển một thiên đường nghỉ dưỡng kết hợp với du lịch chăm sóc sức khoẻ quy mô lớn nhất lần đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam. Đây sẽ là nơi hội tụ những tên tuổi nghỉ dưỡng hàng đầu thế giới, một điểm đến đa trải nghiệm với mục tiêu xây dựng một hệ sinh thái nghỉ dưỡng xanh và bền vững. Sự ra đời các dự án nghỉ dưỡng chăm sóc sức khoẻ là xu hướng tất yếu bởi nhu cầu ngày càng cao. Báo cáo thịnh vượng 2019 (Wealth Report) được Knight Frank công bố vào hồi tháng 3 vừa qua, Việt Nam có 142 người siêu giàu năm 2018. Con số này đã tăng thêm bảy người so với năm 2017. Trong năm năm tới, Việt Nam là quốc gia có tốc độ tăng trưởng người siêu giàu nhanh hàng đầu thế giới, với mức tăng 31%. ĐTTH
Cuốn sổ tay hướng dẫn giảm nhựa với thông tin liên quan về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng các sản phẩm từ nhựa một cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn.