Trại Phú Hải hay còn gọi Banh I là nơi Chi bộ cộng sản đầu tiên trong nhà tù Côn Đảo được ra đời cuối năm 1932, sau phát triển thành Đảo ủy Côn Đảo. Đây cũng là nơi những người cộng sản mở các lớp học văn hóa, lý luận, chính trị. Đặc biệt là khóa học Chủ nghĩa Mác- Lênin theo chương trình huấn luyện của Đại học Phương Đông do giáo sư Trần Văn Giàu phụ trách đây là một trong 46 d9ie3m tham quan nổi tiếng Côn Đảo.
Di tích trại Phú Hải nằm ngay trung tâm thị trấn Côn Đảo du khách có thể đi bộ hoặc đi xe đến tham quan. Di tích trại Phú Hải hay còn gọi là Banh I, do thực dân Pháp xây dựng năm 1862 và hoàn thành năm 1896, Gồm 10 phòng giam tập thể; 1 phòng giam tù đặc biệt; 20 xà lim (hầm đá), Khu lao động khổ sai đập đá, Hầm xay lúa, vừa là nơi làm khổ sai (xay lúa) vừa là nơi đày ải nghiệt ngã đối với tù nhân, thời Mỹ -ngụy chuyển thành (bệnh xá). Ngòai ra còn có các công trình phụ như: Câu lạc bộ; phòng hớt tóc; nhà bếp; nhà ăn; giảng đường, nhà nguyện, phòng trật tự; nhà kho; văn phòng giám thị và sân vườn, diện tích: 12.015m2. Bước sang giai đọan đế quốc Mỹ gọi là Lao I, trại Cộng Hòa, trại 2, tên gọi cuối cùng là trại Phú Hải. Có thể nói, các lớp tù nhân từ thuở Cần Vương, văn Thân chống Pháp như: chí sỹ Ngô Đức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, Lã Xuân Oai, Phan Chu Trinh,… đến nhiều chiến sỹ cách mạng Việt Nam như: đồng chí Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng,…đến thế hệ sinh viên học sinh xuống đường chống Mỹ - thiệu bị bắt đều trải qua những năm tháng lao tù nơi đây.
Di tích trại Phú Hải đã được thủ tướng chính phủ ký quyết định số 548/QĐ-TTg công nhận là Di tích Quốc gia Đặc biệt ngày 10/5/2012.
Cuốn sổ tay hướng dẫn giảm nhựa với thông tin liên quan về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng các sản phẩm từ nhựa một cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn.