Ăn cá nóc – hai vợ chồng người dân tộc Kh'me bị ngộ độc

Thứ sáu - 24/05/2019 10:42
Tối 28/12, Trung tâm Quân dân y Huyện Côn Đảo tiếp nhận 2 trường hợp bị ngộ độc do ăn cá nóc.Được biết, đây là hai vợ chồng anh Kim Sà Út và chị Lâm Thị Hơn, người dân tộc Kh'me, quê Sóc Trăng, tạm trú tại khu dân cư số 7, huyện Côn Đảo. Các nạn nhân bị ngộ độc vì làm thịt cá nóc để ăn. Sau 10 phút, hai vợ chồng có biểu hiện co giật, toàn thân tím tái, nôn mửa, tê lưỡi và bàn tay, cứng hàm nên được người thân đưa vào bệnh viện cấp cứu.



Nạn nhân đang điều trị ngộ độc do ăn phải cá nóc

Các bác sĩ Trung tâm Quân dân y đã nhanh chóng nắm bắt tình hình, tiến hành súc rửa dạ dày, truyền dịch cho bệnh nhân. Đồng thời, kết hợp điều trị bằng các loại thuốc chống độc và thực hiện xét nghiệm cần thiết.

Sau gần một ngày được các bác sĩ cấp cứu tích cực, chị Lâm Thị Hơn do bị ngộ độc nhẹ hơn nên sức khỏe có tiến triển tốt, đang được điều trị tại Khoa Hồi Sức để được theo dõi. Riêng anh Kim Sà Út vẫn đang trong tình trạng hôn mê sâu.

Bác sĩ Vũ Đình Võ – cho biết: (Trích pv: Tối ngày 27/12, tôi trực và tiếp nhận trường hợp bị ngộ độc, chị vợ nhẹ hơn nhưng anh chồng khi đó đã hôn mê, e kíp đã tiến hành….. nếu chậm một chút thôi là đã nguy kịch cả 2 người. Giờ thì chúng tôi vẫn đang tích cực điều trị cho anh chồng…. Trường họp này không thể chuyển viện vì nếu chuyển viện thì anh sẽ nguy kịch hơn vì không đủ sức khỏe….)



Hình ảnh loài cá nóc gây ngộ độc khi ăn thịt chúng

Theo lời kể của chị Lâm Thị Hơn: Sáng ngày 27/12, anh Kim Sà Út đi ra biển và nhặt được con cá nóc gai đen hơn 3 kg trôi dạt trên bãi cát. Dù biết đây là cá nóc và mọi người khuyên anh không nên ăn thịt nhưng anh vẫn làm thịt, chế biến phần thịt cho 4 người trong gia đình và 1 người hàng xóm cùng ăn. Buổi tối, anh và chị tiếp tục ăn phần còn lại của con cá thì xảy ra tình trạng trên và được mọi người đưa đi cấp cứu. Riêng 2 người con và người hàng xóm của anh chị, tuy không có dấu hiệu ngộ độc nhưng cũng được các bác sĩ cho nhập viện để theo dõi.

Chị Lâm Thị Hơn cho biết: (Trích pv: Ổng đi ra biển rồi nhặt được con cá nóc, anh ấy biết là cá nóc nhưng vẫn làm thịt ăn; mọi người cũng nói độc nhưng ổng bảo ăn được nên cả nhà cùng ăn. Buổi trưa ăn thịt của cá thì không sao, buổi chiều ổng nấu bộ lòng và gan của con cá rồi ăn, tui thấy ổng ăn cũng ăn một chút gan. Sau đó ổng kêu mệt, rồi tê lưỡi, rồi hôn mê vậy đó,…….)

Thời gian qua, mặc dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo và siết chặt kiểm tra các hoạt động khai thác, mua bán, chế biến cá nóc tuy nhiên vẫn xảy ra các trường hợp ngộ độc do ăn cá nóc và các sản phẩm chế biến từ cá nóc.Vẫn còn nhiều người dân rất chủ quan với loại cá này. Cụ thể như 2 trường hợp nêu trên, dù biết cá nóc độc nhưng do chủ quan, coi thường lời cảnh báo của mọi người và sức khỏe của chính mình nên vẫn ăn thịt cá nóc dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng của bản thân và người nhà.

Bác sĩ Vũ Đình Võ – cho biết thêm: (Trích pv: Chúng tôi đã khuyến cáo và tuyên truyền nhiều nhưng do thiếu hiểu biết, chủ quan nên họ vẫn ăn cá nóc. Khuyến cáo với mọi người không nên ăn loại cá này dưới mọi hình thức,…................)

Theo Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, cá nóc có tên tiếng Anh là Puffer và có nhiều loài khác nhau. Tại Việt Nam được xác định có khoảng 66 loài cá nóc, trong đó có khoảng 40 loài có độc tố. Chất độc ở cá nóc tập trung chủ yếu ở phần nội tạng, đặc biệt ở túi mật, trứng, gan, ruột và da.

Độc của cá nóc là chất tetrodotoxin, một loại độc tố được đánh giá là mạnh nhất trong tự nhiên, gấp 1.200 lần cyanua, có thể gây chết người chỉ sau 10 phút. Chính vì vậy, tùy tiện chế biến và sử dụng cá nóc là hành động rất nguy hiểm cho tính mạng của bản thân và người nhà.

Được biết, đây là hai vợ chồng anh Kim Sà Út và chị Lâm Thị Hơn, người dân tộc Kh'me, quê Sóc Trăng, tạm trú tại khu dân cư số 7, huyện Côn Đảo. Các nạn nhân bị ngộ độc vì làm thịt cá nóc để ăn. Sau 10 phút, hai vợ chồng có biểu hiện co giật, toàn thân tím tái, nôn mửa, tê lưỡi và bàn tay, cứng hàm nên được người thân đưa vào bệnh viện cấp cứu.

Nạn nhân đang điều trị ngộ độc do ăn phải cá nóc

Các bác sĩ Trung tâm Quân dân y đã nhanh chóng nắm bắt tình hình, tiến hành súc rửa dạ dày, truyền dịch cho bệnh nhân. Đồng thời, kết hợp điều trị bằng các loại thuốc chống độc và thực hiện xét nghiệm cần thiết.

Sau gần một ngày được các bác sĩ cấp cứu tích cực, chị Lâm Thị Hơn do bị ngộ độc nhẹ hơn nên sức khỏe có tiến triển tốt, đang được điều trị tại Khoa Hồi Sức để được theo dõi. Riêng anh Kim Sà Út vẫn đang trong tình trạng hôn mê sâu.

Bác sĩ Vũ Đình Võ – cho biết: (Trích pv: Tối ngày 27/12, tôi trực và tiếp nhận trường hợp bị ngộ độc, chị vợ nhẹ hơn nhưng anh chồng khi đó đã hôn mê, e kíp đã tiến hành….. nếu chậm một chút thôi là đã nguy kịch cả 2 người. Giờ thì chúng tôi vẫn đang tích cực điều trị cho anh chồng…. Trường họp này không thể chuyển viện vì nếu chuyển viện thì anh sẽ nguy kịch hơn vì không đủ sức khỏe….)

Hình ảnh loài cá nóc gây ngộ độc khi ăn thịt chúng

Theo lời kể của chị Lâm Thị Hơn: Sáng ngày 27/12, anh Kim Sà Út đi ra biển và nhặt được con cá nóc gai đen hơn 3 kg trôi dạt trên bãi cát. Dù biết đây là cá nóc và mọi người khuyên anh không nên ăn thịt nhưng anh vẫn làm thịt, chế biến phần thịt cho 4 người trong gia đình và 1 người hàng xóm cùng ăn. Buổi tối, anh và chị tiếp tục ăn phần còn lại của con cá thì xảy ra tình trạng trên và được mọi người đưa đi cấp cứu. Riêng 2 người con và người hàng xóm của anh chị, tuy không có dấu hiệu ngộ độc nhưng cũng được các bác sĩ cho nhập viện để theo dõi.

Chị Lâm Thị Hơn cho biết: (Trích pv: Ổng đi ra biển rồi nhặt được con cá nóc, anh ấy biết là cá nóc nhưng vẫn làm thịt ăn; mọi người cũng nói độc nhưng ổng bảo ăn được nên cả nhà cùng ăn. Buổi trưa ăn thịt của cá thì không sao, buổi chiều ổng nấu bộ lòng và gan của con cá rồi ăn, tui thấy ổng ăn cũng ăn một chút gan. Sau đó ổng kêu mệt, rồi tê lưỡi, rồi hôn mê vậy đó,…….)

Thời gian qua, mặc dù cơ quan chức năng đã khuyến cáo và siết chặt kiểm tra các hoạt động khai thác, mua bán, chế biến cá nóc tuy nhiên vẫn xảy ra các trường hợp ngộ độc do ăn cá nóc và các sản phẩm chế biến từ cá nóc.Vẫn còn nhiều người dân rất chủ quan với loại cá này. Cụ thể như 2 trường hợp nêu trên, dù biết cá nóc độc nhưng do chủ quan, coi thường lời cảnh báo của mọi người và sức khỏe của chính mình nên vẫn ăn thịt cá nóc dẫn đến nguy hiểm cho tính mạng của bản thân và người nhà.

Bác sĩ Vũ Đình Võ – cho biết thêm: (Trích pv: Chúng tôi đã khuyến cáo và tuyên truyền nhiều nhưng do thiếu hiểu biết, chủ quan nên họ vẫn ăn cá nóc. Khuyến cáo với mọi người không nên ăn loại cá này dưới mọi hình thức,…................)

Theo Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm, cá nóc có tên tiếng Anh là Puffer và có nhiều loài khác nhau. Tại Việt Nam được xác định có khoảng 66 loài cá nóc, trong đó có khoảng 40 loài có độc tố. Chất độc ở cá nóc tập trung chủ yếu ở phần nội tạng, đặc biệt ở túi mật, trứng, gan, ruột và da.

Độc của cá nóc là chất tetrodotoxin, một loại độc tố được đánh giá là mạnh nhất trong tự nhiên, gấp 1.200 lần cyanua, có thể gây chết người chỉ sau 10 phút. Chính vì vậy, tùy tiện chế biến và sử dụng cá nóc là hành động rất nguy hiểm cho tính mạng của bản thân và người nhà.

 

Nguồn tin: Thái Thủy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
SỔ TAY GIẢM NHỰA DU LỊCH CÔN ĐẢO
Cuốn sổ tay hướng dẫn giảm nhựa với thông tin liên quan về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng các sản phẩm từ nhựa một cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập103
  • Hôm nay27,890
  • Tổng truy cập21,431,146
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây