Cuộc đời cách mạng của Cố Tổng bí thư Lê Hồng Phong

Thứ sáu - 24/05/2019 01:06
Đồng chí Lê Hồng Phong, người có công lao rất lớn trong trong việc khôi phục lại hệ thống của Đảng trong những năm 30 của thế kỷ XX.Tên tuổi của đồng chí được gắn liền với giai đoạn đầy thử thách, quyết liệt của cách mạng Việt Nam. Người nêu cao tấm gương lẫm liệt trong nhà tù Côn Đảo. “ Sống để phấn đấu cho lý tưởng cách mạng nhưng sẵn sàng chết cho sự nghiệp cách mạng”.

(nguồn ảnh Internet) Đồng chí Lê Hồng Phong còn có tên là Lê Huy Doãn, sinh năm 1902, tại làng Thông Lãng, Tổng Phù Long, nay xã Hưng Thông, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Sinh ra trong một gia đình nghèo nhưng đồng chí rất thông minh, học giỏi, tính tình thẳng thắn, sớm giác ngộ Cách mạng và lòng yêu nước nồng nàn, đồng chí đã tham gia hoạt động Cách mạng từ rất sớm.

Cuối năm 1923, đồng chí Lê Hồng Phong cùng với một số đồng chí khác đã tìm đường đi sang Xiêm, rồi sang Quảng Châu, Trung Quốc. Đến năm 1924, đồng chí đã tham gia tổ chức “Tâm tâm xã” và lập ra tồ chức “Thanh niên cách mạng đồng chí hội”, ra báo Thanh niên. Đồng chí đã trở thành người học trò xuất sắc của đồng chí Nguyễn Ái Quốc. Tại đây, đồng chí đã được kết nạp vào Đảng cộng sản Trung Quốc ngày 10/2/1926. Tháng 10/1926 đồng chí đã được cử sang Liên Xô học tập các trường Lý Luận Quân Sự Không Quân, trường đào tạo Phi công quân sự và trở thành Phi công đầu tiên của Việt Nam.

Trong nhiều năm hoạt động và học tập ở nước ngoài. Tháng 11/1931, đồng chí Lê Hồng Phong trở về nước tham gia vào Ban chấp hành Trung ương Đảng.

Mùa xuân năm 1935, tại MaCao tiến hành tổ chức Hội Nghị và bầu ra Ban HẢi ngoại có chức năng như một Ban chấp hành Trung Ương lâm thời gồm 03 đồng chí do đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng thư ký.

Tháng 3/1935, tại Đại hội lần thứ nhất của Đảng ở Macao đã bầu đồng chí Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư của Đảng.

Tháng 7/1935, đồng chí dẫn đầu đoàn Đại biểu đi dự Đại Hội VII Quốc tế Cộng sản ở Matxcơva cùng Nguyễn Thị Minh Khai, Hoàng Văn Nọn…, đồng chí được bầu làm ủy viên Ban chấp hành Quốc tế Cộng sản. sau đó đồng chí Lê Hồng Phong và Nguyễn Thị Minh Khai được Ban lãnh đạo tổ chức hôn lễ.

Tháng 11/1937, đồng chí trở về nước tiếp tục hoạt động. Đến tháng 6/1938, bị thực dân bắt ở Chợ Lớn, kết án 6 năm tù giam với lý do dùng thẻ căn cước giả rồi đưa về thúc ở quê nhà, đồng chí lại vào Sài Gòn và tiếp tục hoạt động.

Tháng 9/1939, mật thám Pháp bắt đồng chí lần thứ 2 giam tại khám lớn Sài Gòn nhưng không bằng chứng để buộc tội. Cuối cùng thực dân Pháp kết án đồng chí 5 năm tù với tội danh “ chịu trách nhiệm về cuộc Nam kỳ khởi nghĩa” và đày ra Côn Đảo năm 1940.

Ở Côn Đảo, thực dân Pháp dùng mọi cực hình để tra tấn đồng chí Lê Hồng Phong và một số đồng chí lãnh đạo khác của Đảng. Song, với trách nhiệm là người lãnh đạo cấp cao của Đảng, Lê Hồng Phong dũng cảm chịu đựng mọi sự tra tấn, cực hình của địch, những ngày cuối cùng bị cấm cố tại Xà lim Banh II (trại Phú Sơn), bọn cai ngục đánh đập dã man trong lúc đang ăn cơm, đồng chí vẫn thản nhiên ngồi ăn bát cơm chan máu và nói: “ Gươm giáo của kẻ thù có thể chặt đứt thép gang, nhưng nó phải oằn đi khi chặt phải dũng khí của người cộng sản”.

Ngày 06/9/1942, với căn bệnh kiết lỵ rất nặng kèm theo những trận tra tấn của địch, đồng chí Lê Hồng Phong đã trút hơi thở cuối cùng tại Xà lim số 05, khu cấm cố đặc biệt của Banh II nhà tù Côn Đảo. Trong những giây phút cuối cùng, đồng chí Lê Hồng Phong đã nhờ các đồng chí của mình chuyển tới Đảng lời nhắn gửi sắc son: “ Nhờ các đồng chí nói với Đảng, tới giờ phút cuối cùng, Lê hồng Phong vẫn một lòng tin tưởng ở thắng lợi vẽ vang của cách mạng”.

Nguồn tin: theo BQL di tích

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
SỔ TAY GIẢM NHỰA DU LỊCH CÔN ĐẢO
Cuốn sổ tay hướng dẫn giảm nhựa với thông tin liên quan về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng các sản phẩm từ nhựa một cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập81
  • Hôm nay9,992
  • Tổng truy cập21,347,768
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây