Những điểm mới trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP và 5 thay đổi quan trọng.

Thứ năm - 23/05/2019 14:49
Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/08/2016 sẽ được thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ-CP và Nghị định 107/2014/NĐ-CP

Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26/5/2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có hiệu lực từ ngày 01/08/2016, Trong Nghị định có bổ sung, sữa đổi một số nội dung mới, theo thông tin của Tổng cục ĐBVN đã đưa cụ thể.

Trong lĩnh vực giao thông đường bộ, các nội dung sửa đổi, bổ sung tập trung vào một số nhóm vấn đề cụ thể sau:

1. Sửa đổi, bổ sung, mô tả lại để làm rõ hơn đối với một số hành vi và nhóm hành vi vi phạm, như:

- Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô chở người trên buồng lái quá số lượng quy định (điểm c khoản 1 Điều 5);

- Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng không sử dụng hoặc sử dụng không đủ đèn chiếu sáng từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ sáng ngày hôm sau hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều (điểm g khoản 3 Điều 5, điểm m khoản 1 Điều 6, điểm e khoản 3 Điều 7;

- Gộp chung hành vi vi phạm "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông" và hành vi vi phạm "khi tín hiệu đèn giao thông đã chuyển sang màu đỏ nhưng không dừng lại trước vạch dừng mà vẫn tiếp tục đi, trừ trường hợp đã đi quá vạch dừng trước khi tín hiệu đèn giao thông chuyển sang màu vàng" của người điều khiển xe ô tô, xe mô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng lại thành một hành vi "không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông". 

- Hành vi vi phạm của người điều khiển xe ô tô tải lắp thùng xe có kích thước không đúng thiết kế của nhà sản xuất hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; điều khiển xe ô tô vận chuyển hành khách lắp thêm hoặc tháo bớt ghế, giường nằm (điểm đ khoản 3 Điều 16);

2. Bổ sung quy định xử phạt đối với các hành vi và nhóm hành vi vi phạm, như:

- Bổ sung quy định xử phạt đối với một số hành vi vi phạm chưa được quy định trong Nghị định hiện hành để đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông:

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm: chở người trên xe ô tô không thắt dây an toàn (tại vị trí có trang bị dây an toàn) khi xe đang chạy;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm: dùng tay sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe chạy trên đường;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô có hành vi vi phạm: điều khiển xe đi qua dải phân cách cứng ở giữa hai phần đường xe chạy; điều khiển xe đi trên hè phố (trừ trường hợp điều khiển xe đi qua hè phố để vào nhà);

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng thực hiện hành vi: lùi xe ở đường có biển "Cấm đi ngược chiều";

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi: cản trở hoặc không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi: tự ý đào, đắp, san, lấp mặt bằng trong phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ đường bộ; dựng biển quảng cáo trên phần đất dọc hai bên đường bộ dùng để quản lý, bảo trì, bảo vệ đường bộ;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi: chiếm dụng phần đường xe chạy hoặc lề đường của đường ngoài đô thị làm nơi trông, giữ xe;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với tổ chức được giao quản lý, khai thác, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ thực hiện hành vi vi phạm: không có biện pháp khắc phục kịp thời các hư hỏng của công trình đường bộ gây mất an toàn giao thông; không có quy trình quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đường bộ theo quy định hoặc không thực hiện đầy đủ các nội dung quy định trong quy trình quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì đường bộ đã được phê duyệt;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với tổ chức thực hiện thu phí đường bộ để xảy ra ùn tắc giao thông tại khu vực thu phí;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô, xe mô tô: có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp (trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp) nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với người điều khiển xe ô tô chở hành khách thực hiện hành vi: dừng đón, trả hành khách quá thời gian quy định đón, trả hành khách không đúng địa điểm đón, trả hành khách được ghi trong hợp đồng; đón, trả hành khách trên đường cao tốc; vận chuyển khách liên vận quốc tế theo tuyến cố định không có danh sách hành không theo quy định hoặc chở người không có tên trong danh sách hành khách; điều khiển xe chở hành khách liên vận quốc tế không có hoặc không gắn ký hiệu phân biệt quốc gia, phù hiệu liên vận theo quy định hoặc có nhưng đã hết giá trị sử dụng hoặc sử dụng phù hiệu không do cơ quan có thẩm quyền cấp;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải thực hiện hành vi: không niêm yết hoặc niêm yết không chính xác, đầy đủ theo quy định về: biển số xe; khối lượng hành lý miễn cước; số điện thoại đường dây nóng; khẩu hiệu "tính mạng con người là trên hết"; không lưu trữ theo quy định các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình quản lý, điều hành hoạt động vận tải của đơn vị; không lập hồ sơ lý lịch phương tiện, lý lịch hành nghề của lái xe theo quy định; không tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho lái xe theo quy định; không thông báo nội dung hợp đồng vận chuyển khách tới Sở Giao thông vận tải trước khi thực hiện hợp đồng vận chuyển hành khách theo quy định; sử dụng từ 02 hợp đồng vận chuyển trở lên cho một chuyến xe vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách du lịch; bán vé, thu tiền hoặc thực hiện việc xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe đối với xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, vận tải hành khách du lịch; bến xe không thực hiện quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào bến hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quy trình đảm bảo an toàn giao thông cho xe ra, vào bến;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với chủ xe ô tô thực hiện hành vi: trốn nộp (không nộp) phí sử dụng đường bộ theo quy định;

+ Bổ sung quy định xử phạt đối với cơ sở đào tạo lái xe thực hiện hành vi: sử dụng xe tập lái không có mui che mưa, nắng, không có ghế ngồi chắc chắn cho người học trên thùng xe; không thực hiện việc ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo với người học lái xe theo quy định hoặc có ký hợp đồng đào tạo, thanh lý hợp đồng đào tạo nhưng không do người học lái xe trực tiếp ký.

2. Về chế tài xử phạt

Việc quy định chế tài xử phạt (mức phạt tiền, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả) đảm bảo nguyên tắc tương xứng với tính chất, mức độ, hậu quả hành vi vi phạm, bảo đảm tính hợp lý, thống nhất giữa các điều khoản của Nghị định, tính thống nhất của hệ thống pháp luật, tính răn đe và khả thi khi thực hiện.

Trong lĩnh vực đường bộ, Nghị định đã điều chỉnh mức xử phạt đối với một số nhóm hành vi và hành vi như:

- Nhóm hành vi vi phạm về nồng độ cồn;

- Nhóm hành vi vi phạm quy định về tốc độ;

- Nhóm hành vi vi phạm trên đường cao tốc;

- Một số hành vi vi phạm quy tắc giao thông;

- Nhóm hành vi chở hàng quá trọng tải cho phép chở của phương tiện;

- Nhóm hành vi chở hàng quá tải trọng cho phép của cầu, đường;

- Một số hành vi vi phạm liên quan đến kinh doanh vận tải đường bộ;

- Một số hành vi vi phạm về kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

3. Về thẩm quyền xử phạt

Để tăng cường kiểm soát xe quá tải ngay tại đầu nguồn hàng, bổ sung phân định thẩm quyền xử phạt cho Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đường sắt, hàng không, hàng hải, đường thủy nội địa trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi "xếp hàng hóa lên mỗi xe ô tô vượt quá trọng tải cho phép chở của xe" (khoản 7 Điều 69); đồng thời bổ sung quy định về thẩm quyền xử phạt của từng chức danh thuộc các lực lượng này (khoản 2, khoản 4, khoản 5 Điều 70).

4. Về thẩm quyền lập biên bản

Bổ sung quy định thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính cho công chức, viên chức thuộc Thanh tra Sở Giao thông vận tải, Cảng vụ hàng hải, Cảng vụ hàng không, Cảng vụ đường thủy nội địa đang thi hành công vụ, nhiệm vụ (điểm d, điểm đ khoản 1 Điều 74).

5. Về thủ tục xử phạt

- Bổ sung, ghi rõ các hành vi có đối tượng bị xử phạt là cả chủ phương tiện và người điều khiển phương tiện hoặc nhân viên phục vụ trên xe vi phạm để quy định việc áp dụng trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện là nhân viên phục vụ trên xe vi phạm (khoản 3 Điều 76);

- Bổ sung quy định làm rõ đối tượng chủ phương tiện bị xử phạt theo quy định của Nghị định (khoản 5 Điều 76);

Chi tiết một số hành vi và nhóm hành vi điều chỉnh mức xử phạt  tại đây

   

Có 5 điểm thay đổi quan trọng trong việc tăng mức phạt của Nghị định mới cụ thể như LÊ THOA (plo.vn) đã đưa.

 

1. Vi phạm về nồng độ cồn, phạt nặng!

PC67 cho biết sẽ tăng mức phạt cũng như tăng thời gian tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đối với nhóm vi phạm về nồng độ cồn.

Cụ thể: đối với ô tô sẽ tăng mức phạt tiền đối với người điều khiển xe ô tô trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu từ 10 - 15 triệu đồng lên 16 – 18 triệu đồng; tăng thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 2 tháng lên 4-6 tháng.

Từ ngày 1-8, sẽ tăng mức phạt đối với nhiều hành vi vi phạm. Ảnh: LÊ THOA

Đối với mô tô sẽ tăng mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu  từ 500 ngàn - 1 triệu đồng lên 1 – 2 triệu đồng; tăng mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy điều khiển xe trên đường mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu từ 2 - 3 triệu đồng lên mức 3 - 4 triệu đồng. Đồng thời thời hạn tước quyền sử dụng giấy phép lái xe  tăng từ 2 tháng lên 3 -5 tháng.

2. Vi phạm tốc độ, mức phạt tăng cao

Tương tự, đối với nhóm hành vi vi phạm quy định về tốc độ, tăng mức phạt tiền đối với người điều khiển xe ô tô điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h từ mức 4 - 6 triệu đồng lên mức  5 – 6 triệu đồng. Tăng mức phạt tiền đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h từ mức 2- 3 triệu đồng lên mức 3 – 4 triệu đồng.

3. Tăng mực phạt với vi phạm trên đường cao tốc

Ngoài ra, còn tăng mức phạt đối với nhóm hành vi vi phạm trên đường cao tốc. Cụ thể, đối với hành vi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy đi vào đường cao tốc sẽ tăng mức phạt tiền từ 200 – 400 ngàn đồng lên mức 500 ngàn – 1 triệu đồng; bổ sung tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 -3 tháng.

Đối với hành vi điều khiển xe máy, xe đạp, xe thô sơ đi vào đường cao tốc: tăng mức phạt tiền từ 100 – 200 ngàn đồng lên mức từ 400 – 600 đồng. Còn việc người đi bộ đi vào đường cao tốc sẽ tăng mức phạt tiền từ 80 – 100 ngàn đồng lên mức 100 – 200 ngàn đồng;

4. Xử phạt việc sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy, ô tô

PC67 cũng cho biết, đối với Nghị định mới, hành vi sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển xe máy, ô tô sẽ bị xử lý nghiêm. Mức phạt đối với hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy là 100 - 200 ngàn đồng; còn riêng việc điều khiển xe ô tô dùng tay sử dụng điện thoại di động bị phạt từ 600 - 800 ngàn đồng, áp dụng từ ngày 1- 1- 2017.

Theo PC67, hành vi trên vi phạm Luật Giao thông đường bộ và tiềm ẩn những nguy cơ dẫn đến tai nạn giao thông cho người điều khiển phương tiện cũng như người tham gia giao thông khác.

Trong quá trình điều khiển phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, việc sử dụng điện thoại di động bằng một tay (tay còn lại điều khiển xe) sẽ khiến cho người lái xe giảm quan sát, khả năng xử lý tình huống kém cũng như không tập trung hoàn toàn vào việc điều khiển xe từ đó có thể dẫn đến nguy cơ va chạm hoặc tai nạn giao thông với người và phương tiện khác.

Do đó, nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe trong suốt quá trình tham gia giao thông cho người lái xe, người ngồi trên xe, lực lượng CSGT trong thời gian tới sẽ tăng cường các biện pháp tuyên truyền, nhắc nhở, khuyến cáo người dân không sử dụng điện thoại di động khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông, cũng như áp dụng nghiêm các biện pháp xử phạt theo quy định để góp phần kéo giảm tình trạng vi phạm đối với hành vi này.

Hành vi sử dụng điện thoại khi điều khiển xe cũng sẽ bị xử phạt nghiêm. Ảnh: LÊ THOA

5. Xử phạt hành vi không gạt chân chống khi chạy xe

Nghị định 46 cũng quy định đối với hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy bị phạt từ 2 - 3 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 1- 3 tháng.

PC67 cho biết thực tiễn công tác cho thấy hành vi sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy là hành vi vi phạm cố ý và đối tượng vi phạm chủ yếu là thanh thiếu niên do xuất phát từ tâm lý muốn thể hiện bản thân. Chính vì vậy, trong quá trình kiểm tra, xử lý đối với hành vi vi phạm này, lực lượng CSGT cũng xác định tập trung hướng đến nhóm đối tượng là thanh thiếu niên.

Riêng đối với những trường hợp người điều khiển phương tiện quên không gạt chân chống trước khi điều khiển phương tiện, lực lượng CSGT sẽ nhắc nhở để họ nâng cao ý thức trong việc tự bảo vệ an toàn tính mạng cho bản thân mình.

Trần Quy Tổng hợp

 

 

Nguồn:  Tran Quy tổng hợp

Nguồn tin: Tran Quy tổng hợp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
SỔ TAY GIẢM NHỰA DU LỊCH CÔN ĐẢO
Cuốn sổ tay hướng dẫn giảm nhựa với thông tin liên quan về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng các sản phẩm từ nhựa một cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập90
  • Hôm nay20,225
  • Tổng truy cập21,336,770
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây