Tổng cục Du lịch tổ chức hội thảo "Xây dựng môi trường văn hóa gắn với phát triển bền vững tại các điểm du lịch cộng đồng ở Việt Nam"

Thứ ba - 10/05/2022 02:35

- Chiều ngày 6/5, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu và Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (Bộ VHTTDL) Nguyễn Thế Hùng đồng chủ trì hội thảo "Xây dựng môi trường văn hóa gắn với phát triển bền vững tại các điểm du lịch cộng đồng ở Việt Nam".

 

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu và Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thế Hùng đồng chủ trì hội thảo. Ảnh TITC
Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Hà Văn Siêu và Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Nguyễn Thế Hùng đồng chủ trì hội thảo. Ảnh TIẾC

Hội thảo nằm trong đề tài "Nghiên cứu xây dựng môi trường văn hóa gắn với phát triển bền vững tại các điểm du lịch cộng" do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Tổng cục Du lịch thực hiện. Đây là một trong 17 đề tài nhánh của Chương trình "Nghiên cứu xây dựng môi trường văn hóa đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước" thực hiện trong giai đoạn 2021 - 2026.

Hội thảo có sự tham gia của đại diện các Vụ, đơn vị (Tổng cục Du lịch), các nhà khoa học, các chuyên gia, các nhà quản lý một số tỉnh, thành phố có phát triển du lịch cộng đồng.

Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh TITC
Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu phát biểu đề dẫn hội thảo. Ảnh TITC

Phát biểu đề dẫn hội thảo, Phó Tổng cục trưởng Hà Văn Siêu cho biết văn hóa và môi trường văn hóa đóng vai trò quan trọng trong phát triển du lịch và đang tạo ra nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn. Văn hóa vừa tạo ra sản phẩm cho khách du lịch trải nghiệm, vừa tạo ra môi trường cho hoạt động du lịch phát triển một cách bền vững. Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025 đã xác định du lịch văn hóa là một trong 04 dòng sản phẩm chính của du lịch Việt Nam bên cạnh du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch tham quan thành phố.

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh TITC
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh TITC

Đối với hoạt động du lịch cộng đồng, đây là hoạt động du lịch diễn ra tại cộng đồng, có sự tham gia của cộng đồng và sản phẩm du lịch được tạo ra từ các giá trị của cộng đồng như bản sắc văn hóa, phong tục tập quán, ẩm thực, lối sống của cộng đồng cũng như các giá trị khác về cảnh quan thiên nhiên, các điều kiện tự nhiên xung quanh khu vực cộng đồng sinh sống. Do đó, việc nghiên cứu xây dựng Bộ tiêu chí xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm du lịch cộng đồng ở Việt Nam là rất cần thiết.

Phát biểu ý kiến tại hội thảo, Vụ trưởng Nguyễn Thế Hùng đã đưa ra các yêu cầu về kết cấu nội dung nghiên cứu, cần tham khảo các tiêu chí liên quan đã được ban hành, thống nhất trong khái niệm giữa 17 đề tài nhánh, nhất quán trong các nhóm tiêu chí.

TS. Vũ Nam khái quát quá trình xây dựng và nội dung Bộ tiêu chí đo lường xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm du lịch cộng đồng. Ảnh TITC
TS. Vũ Nam khái quát quá trình xây dựng và nội dung Bộ tiêu chí đo lường xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm du lịch cộng đồng. Ảnh TITC

TS. Vũ Nam, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường du lịch (TCDL) - Chủ nhiệm đề tài đã khái quát quá trình xây dựng và nội dung dự thảo Bộ tiêu chí đo lường xây dựng môi trường văn hóa tại các điểm du lịch cộng đồng. Theo đó Bộ tiêu chí dự kiến có 51 tiêu chí được chia làm 5 nhóm (1) Nhóm tiêu chí về xây dựng các thiết chế, cảnh quan văn hóa; (2) Nhóm tiêu chí về bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống; (3) Nhóm tiêu chí xây dựng các giá trị, chuẩn mực đạo đức, lối sống; (4) Nhóm tiêu chí phát triển sản phẩm và dịch vụ văn hóa; (5) Nhóm tiêu chí đặc thù của du lịch.

Các tiêu chí được xây dựng theo hướng dẫn về khung khái niệm xây dựng môi trường văn hóa thuộc nhiệm vụ nghiên cứu cơ sở lý luận về môi trường văn hóa do Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam chủ trì.

TS. Nguyễn Văn Lưu phát biểu tại hội thảo. Ảnh TITC
TS. Nguyễn Văn Lưu phát biểu tại hội thảo. Ảnh TITC

Đóng góp ý kiến về Bộ tiêu chí, TS. Nguyễn Văn Lưu đề nghị cần tạo thành bảng có nhóm tiêu chí, các tiêu chí có tỷ trọng cụ thể với các mức đánh giá khác nhau. Cũng cần có hướng dẫn đánh giá cụ thể để bộ tiêu chí có thể áp dụng rộng rãi.

Tại hội thảo, các đại biểu đã nghe các tham luận chia sẻ về các nhân tố quyết định, các sản phẩm dịch vụ văn hóa, các chính sách hỗ trợ, nguồn lực và các yếu tố đảm bảo xây dựng môi trường văn hóa tại điểm du lịch cộng đồng.

ThS. Lê Thị Đỗ Quyên, Khoa KHXHNV, Đại học Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm khai thác giá trị văn hóa người Chăm trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại tỉnh An Giang. Ảnh TITC
ThS. Lê Thị Đỗ Quyên, Khoa KHXHNV, Đại học Cần Thơ chia sẻ kinh nghiệm khai thác giá trị văn hóa người Chăm trong phát triển du lịch cộng đồng bền vững tại tỉnh An Giang. Ảnh TITC

Ngoài ra đại diện trường đại học, công ty du lịch, hiệp hội du lịch cộng đồng, đại diện tỉnh Hà Giang, Sơn La cũng đã chia sẻ về thực trạng và kinh nghiệm xây dựng môi trường văn hóa ở địa phương. Theo đó cần lưu ý trong việc phát triển du lịch cộng đồng tránh bị quá tải, phát triển tràn lan phá vỡ cảnh quan, đánh mất bản sắc văn hóa bản địa...

Bà Nhữ Thị Ngần, Tổng giám đốc Hanoi Tourism chia sẻ một số kinh nghiệm bảo tồn và xây dựng môi trường văn hóa ở điểm du lịch cộng đồng. Ảnh TITC
Bà Nhữ Thị Ngần, Tổng giám đốc Hanoi Tourism chia sẻ một số kinh nghiệm bảo tồn và xây dựng môi trường văn hóa ở điểm du lịch cộng đồng. Ảnh TITC

Tại hội thảo, các đại biểu đều đánh giá cao kết quả nghiên cứu và Bộ tiêu chí đã được dự thảo. Sau buổi hội thảo chuyên gia, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp thu ý kiến đóng góp và hoàn thành báo cáo tổng hợp cũng như Bộ tiêu chí để báo cáo Bộ VHTTDL.

Nguồn tin:  Theo Trung tâm Thông tin du lịch:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Mã bảo mật   

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
SỔ TAY GIẢM NHỰA DU LỊCH CÔN ĐẢO
Cuốn sổ tay hướng dẫn giảm nhựa với thông tin liên quan về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng các sản phẩm từ nhựa một cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập200
  • Hôm nay12,795
  • Tổng truy cập20,438,135
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây