Khám phá Côn Đảo

Thứ năm - 23/05/2019 18:55
Các Tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới gọi địa danh này là thiên đường du lịch, lặn biển và khám phá thiên nhiên hoang dã. Côn Đảo thông tin đó hoàn toàn chính xác, đó là lời của du khách nước ngoài đến và cảm nhận về Côn Đảo.

Lặn biển để khám phá vẽ đẹp và đa dạng của thiên nhiên hoang dã Côn Đảo

Đẹp mê đắm và hoàn toàn cô lập, đây từng là một trong những bí mật được giữ kín nhất trên thế giới. Trước năm 1975, nơi này được biết đến như địa ngục trần gian, hay đảo quý của Việt Nam. Sau này phát hiện vẻ đẹp tự nhiên nơi đây, các Tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới gọi địa danh này là thiên đường du lịch, lặn biển và khám phá thiên nhiên hoang dã. Các bạn có đoán được tôi đang ở đâu không, Côn Đảo thông tin đó hoàn toàn chính xác, đó là lời của du khách nước ngoài đến và cảm nhận về Côn Đảo. Tôi đang ở Côn Đảo để bắt đầu chuyến đi mong đợi nhất của tôi tại Việt Nam. Tôi là Rodwell Chigome, xin mời quý vị đến với chương trình khám phá Việt Nam.

Thiên nhiên Côn Đảo mang nét đẹp yên bình.

Sau chuyến bay 40 phút, rời xa các con phố náo nhiệt của thành phố Hồ Chí Minh, tôi đến Côn Sơn, hòn đảo chính trong 16 đảo của quần đảo Côn Đảo. Bao quanh tôi là những âm thanh của sóng biển và sự tĩnh lặng. Không giống bất cứ nơi nào tôi đã ghé thăm ở Việt Nam. Nằm trên khu vực đắc địa, là điểm giao của các tuyến đường biển nối Châu Á và Châu Âu, Côn Đảo đã được người phương tây biết đến từ rất sớm. Người ta kể lại rằng năm 1294 nhà thám hiểm người ý Macro Polo trên đường từ Trung Quốc trở về nhà đã gặp một cơn bão lớn và ghé vào Côn Đảo. Từ đó cho đến thế kỷ thứ XVI, nhiều đoàn khách du lịch và thương nhân từ Châu âu đã đặt chân tới quần đảo này. Đầu thế kỷ XIX, một vị vua Việt Nam, gọi là vua Gia Long, là người đầu tiên xây dựng nhà tù ở Côn Đảo. An Sơn Miếu này được xây để thờ bà Hoàng Phi Yến, vợ vua Gia Long, ngôi đền này được phục dựng lại vào năm 1958 sau khi ngôi đền gốc được xây vào cuối thế kỷ XIX quân Pháp phá hủy. Với một số người, bà Phi Yến được coi là tù nhân đầu tiên trên đảo. Chuyện kể rằng bà bị nhốt tại một nơi hoàn toàn cô lập ở Côn Đảo và bị bỏ mặc đến chết bởi chính chồng mình là vua Gia Long. Tuy nhiên, bà đã sống sót với sự giúp đỡ của những sinh vật huyền thoại một con khỉ và một con hổ nhưng sau đó bà quyên sinh để bảo vệ đức hạnh của mình. An Sơn Miếu dành để tưởng nhớ tấm bi kịch và tôn vinh sự chịu đựng và tình yêu hòa bình của bà Phi Yến. Quả là một nơi cần đến nếu quý vị muốn biết rõ hơn về lịch sử của Côn Đảo. Trên đường quay lại thị trấn chính, tôi dừng lại tại một hồ sen yên tĩnh. Một người địa phương thân thiện đã đưa tôi dạo một vòng và cho tôi biết hoa sen đẹp và thơm là một biểu tượng của bà Phi Yến. Đức hạnh của bà giống như loài hoa, luôn thanh lịch và duyên dáng trong nắng và gió, bất chấp sự cô đơn trên hòn đảo.

Mùa hoa sen nở rộ trên Hồ An Hải, Côn Đảo.

Sự xa xôi của Côn Đảo đã được người Pháp khai thác triệt để. Năm 1862 Pháp đã xây dựng một nhà tù lớn ở đây để giam cầm những tù chính trị quan trọng nhất của Việt Nam. Từ đó cho đến năm 1975 trong vòng 113 năm Côn Đảo trở thành “địa ngục trần gian”. Di tích của những nhà tù vẫn còn nguyên vẹn để ngày nay du khách có thể tới thăm. Trại Phú Hải, xây dựng năm 1862, là trại giam lâu đời nhất trên hòn đảo chính. Đỉnh điểm trong sự tồn tại của nó như là nơi giam giữ tù nhân, Côn Sơn giam giữ 22.000 tù nhân trong điều kiện khủng khiếp. Họ thường bị xích theo hàng và tra tấn.

Nguồn tin:  Hải Nhân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Tin xem nhiều
SỔ TAY GIẢM NHỰA DU LỊCH CÔN ĐẢO
Cuốn sổ tay hướng dẫn giảm nhựa với thông tin liên quan về vật liệu nhựa, về vai trò của chúng trong đời sống và làm sao để sử dụng các sản phẩm từ nhựa một cách bền vững và thân thiện với môi trường hơn.
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập114
  • Hôm nay27,958
  • Tổng truy cập21,431,214
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây